Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác tài chính năm học 2018 - 2019


Các khoản thu đầu năm.
- Đối với khoản thu bắt buộc (Học phí, Bảo hiểm y tế học sinh,…) nhà trường nghiên cứu khả năng đóng góp của người dân trong vùng mà quy định thời gian đóng cho phù hợp, nhằm đảm bảo thu đủ trong năm, nhưng không tập trung vào đầu năm học, tạo áp lực cho một số phụ huynh học sinh có hoàn cảnh khó khăn;
- Đối với các khoản thu không bắt buộc (bảo hiểm tai nạn,…) nhà trường thông báo, tuyên truyền cho cha mẹ học sinh được biết, để người dân tự nguyện tham gia và lựa chọn đơn vị bảo hiểm (tuyệt đối không được ép buộc bằng mọi hình thức);
- Đối với các khoản mua đồng phục, phù hiệu,… nhà trường quy định mẫu để cha mẹ học sinh tự trang bị hoặc sử dụng lại đồ của năm trước. Nhà trường không được bắt buộc tất cả học sinh phải đóng tiền để đặt mua mới, tránh gây áp lực đóng góp vào đầu năm học đối với phụ huynh học sinh;
- Đối với kinh phí Bảo hiểm Y tế (chăm sóc sức khỏe ban đầu) được trích lại cho đơn vị, phải tổng hợp báo cáo quyết toán như các nguồn kinh phí khác;
- Đối với khoản mua sắm cho lớp (ghế ngồi, chổi, khăn trải bàn giáo viên, bình bông,…) sử dụng kinh phí của trường, quỹ cha mẹ học sinh hoặc tận dụng những thứ còn có thể sử dụng lại được. Trường hợp nhà trường thu của học sinh để trang bị các khoản này thì phải có kế hoạch và dự toán cụ thể, xin ý kiến cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trước khi thực hiện (tham khảo Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân);
- Đối với khoản chi dạy 2 buổi/ngày, dạy 1 buổi có tăng tiết, sử dụng nguồn thu hợp pháp của đơn vị. Trường hợp đã cân đối các khoản thu mà vẫn không đủ chi thì nhà trường được thực hiện xã hội hóa theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.  
          a)Thực hiện Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT
          Đối tượng áp dụng
          - Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
          - Tài trợ cho giáo dục quy định tại Thông tư này là nguồn tài trợ tự nguyện không hoàn lại bằng tiền, hiện vật từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các cơ sở giáo dục.
          - Trường hợp tài trợ với mục đích trao học bổng, trợ cấp cho người học thực hiện theo Thông tư số 35/2011/TT-BGDĐT ngày 11/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về trao và nhận học bổng, trợ cấp cho người học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
          b)Nguyên tắc và yêu cầu tài trợ
          - Tài trợ cho giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy và học, hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục.
          - Các cơ sở giáo dục không được quy định mức tài trợ cụ thể đối với các nhà tài trợ. Các khoản tài trợ được tiếp nhận, quản lý và thực hiện một cách hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.
          - Việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định tại Thông tư số 19/2005/TT-BTC ngày 11/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
          - Khuyến khích các nhà tài trợ tự tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị dạy – học với sự thỏa thuận và hướng dẫn của cơ sở giáo dục.
          c)Tiếp nhận tài trợ bằng tiền mặt và bằng hiện vật
          - Các cơ sở giáo dục được tiếp nhận các khoản tài trợ bằng tiền mặt hoặc thông qua tài khoản tại Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng.
          - Các cơ sở giáo dục tiếp nhận tài trợ bằng hiện vật như: sách, vở, quần áo, lương thực, thực phẩm, thiết bị, đồ dùng dạy học và các hiện vật khác đáp ứng nhu cầu thiết thực của người học và cơ sở giáo dục.
          - Giá trị tài trợ bằng tiền mặt và bằng hiện vật phải được theo dõi và ghi chép sổ kế toán của cơ sở giáo dục theo quy định hiện hành.
          d)Quản lý và sử dụng các khoản tài trợ
          - Các cơ sở giáo dục lập Kế hoạch sử dụng khoản tài trợ, trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi; cách thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện; chất lượng hoạt động, công trình kèm dự toán kinh phí chi tiết phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn, định mức hiện hành. Kế hoạch sử dụng khoản tài trợ phải được công bố và niêm yết công khai trước khi tổ chức thực hiện ít nhất là 15 ngày làm việc để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, viên chức, cha mẹ học sinh, học sinh và nhà tài trợ.
          - Quá trình thực hiện Kế hoạch phải tuân thủ đúng mục đích đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng hoạt động, tiêu chuẩn, định mức quy định, tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng và mua sắm đấu thầu. Các cơ sở giáo dục phải lập báo cáo quyết toán công việc hoàn thành và niêm yết công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá.
loading...

Post a Comment

Previous Post Next Post

Labels Max-Results No.

Boxed(True/False)