Tôi vừa được biết anh Nguyễn Anh Tuấn trở về Việt Nam, sau vài năm ra nước ngoài làm việc và học tập về tự do và dân chủ. Tôi muốn ghi lại đây, bởi sau này có thể chúng ta sẽ thấy đây là một sự kiện mang tính lịch sử.
Tôi không quen anh Tuấn, chỉ biết anh ấy thông qua một người bạn chung. Đọc những gì anh Tuấn viết và những việc anh ấy làm, tôi ngưỡng mộ sự dũng cảm, kiến thức và kinh nghiệm đấu tranh của anh ấy cho tự do, dân chủ và quyền con người. Trẻ tuổi, tài năng, dũng cảm, trung thực... ở Nguyễn Anh Tuấn hội đủ tố chất của một thủ lĩnh có khả năng tạo ra sự thay đổi đột biến cho xã hội Việt Nam.
Nguyễn Anh Tuấn sinh năm 1990, tốt nghiệp thủ khoa Học Viện Hành Chính Công, được mời vào đảng Cộng Sản, nhưng từ chối, quyết chọn con đường đấu tranh cho dân chủ và tự do ở Việt Nam. Trong ba năm vừa qua, anh Tuấn đã đi đến hơn hai mươi quốc gia, học hỏi và làm việc với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy quyền con người, thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự và đấu tranh vận động cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Rất nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ Joshua Wong, thủ lĩnh phong trào biểu tình Ô Dù ở Hồng Kông phản đối chính quyền Trung Quốc. Báo chí Việt Nam cũng liên tục đưa tin về vị thủ lĩnh thiếu niên của Hồng Kông. Tôi nghĩ Nguyễn Anh Tuấn chính là một Joshua Wong của Việt Nam. Thậm chí con đường đấu tranh Nguyễn Anh Tuấn đã, đang và sẽ chông gai hơn rất nhiều, vì, không giống như Joshua Wong, ở Việt Nam ít người hiểu và ủng hộ anh ấy. Xã hội Việt Nam chưa có văn hóa ủng hộ tự do và bảo vệ những người đấu tranh cho tự do.
Đa số người dân, một lần nữa đội ơn Bộ Giáo Dục, coi những người như anh Tuấn là thành phần phản động, cần phải tránh xa và phản đối. Họ không hiểu rằng xã hội muốn phát triển luôn cần phải có những người như Nguyễn Anh Tuấn. Họ không hiểu rằng anh Tuấn và những người bạn của anh ấy như luật sư Trịnh Hữu Long, nhà báo Đoan Trang, v.v. đấu tranh không chỉ cho tự do và quyền con người của bản thân, mà cho tất cả mọi người, kể cả những ai xem họ là phản động. Thời buổi này, ít ai còn tin có những người như anh Tuấn, dám hi sinh lợi ích và tự do của bản thân vì lợi ích và tự do của người khác.
Tôi viết bài này không phải để ca tụng Nguyễn Anh Tuấn. Tôi nghĩ anh Tuấn không cần sự ca tụng của tôi. Tôi tin Nguyễn Anh Tuấn sẽ có những đóng góp chất lượng góp phần phát triển xã hội Việt Nam, nhưng tôi sẽ không thất vọng nếu anh ấy không làm được gì. Nếu anh Tuấn, một ngày nào đó mỏi gối chồn chân, thôi không đấu tranh nữa, tôi cũng sẽ không ngạc nhiên hay thất vọng. Muốn sống thế nào là quyền tự do, bất khả xâm phạm, của mỗi người.
Tôi nói về anh Tuấn ở đây vì những người như anh Tuấn cần được biết đến nhiều hơn, cần được ủng hộ nhiều hơn. Blog này chẳng mấy người đọc, nhưng ít còn hơn không. Nhóm của anh Tuấn, dẫu có tài năng và nhiệt tình cỡ nào, nếu không có sự ủng hộ của nhiều người, khó lòng tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào. Nhưng cũng đừng ủng hộ một cách mù quáng, mà hãy đọc những gì họ viết và quan sát những gì họ làm, rồi suy nghĩ xem họ có đáng để được ủng hộ hay không. Tôi đã làm như vậy và câu trả lời của tôi là có.
Tự do không phải tự dưng mà có. Nguyễn Anh Tuấn và nhóm của anh ấy không thể đem lại tự do cho tất cả mọi người. Muốn có tự do, mỗi người phải tự thân vận động. Đừng nghĩ rằng có người đấu tranh cho mình rồi, mình không cần phải đấu tranh nữa. Tự do của mình, mình phải can dự. Tự do của mình, mình phải đấu tranh. Không có cách nào khác đâu. Nếu cứ ngồi chờ lãnh tụ, có thể lãnh tụ đâu không thấy, toàn thấy độc tài.
Tôi không quen anh Tuấn, chỉ biết anh ấy thông qua một người bạn chung. Đọc những gì anh Tuấn viết và những việc anh ấy làm, tôi ngưỡng mộ sự dũng cảm, kiến thức và kinh nghiệm đấu tranh của anh ấy cho tự do, dân chủ và quyền con người. Trẻ tuổi, tài năng, dũng cảm, trung thực... ở Nguyễn Anh Tuấn hội đủ tố chất của một thủ lĩnh có khả năng tạo ra sự thay đổi đột biến cho xã hội Việt Nam.
Nguyễn Anh Tuấn sinh năm 1990, tốt nghiệp thủ khoa Học Viện Hành Chính Công, được mời vào đảng Cộng Sản, nhưng từ chối, quyết chọn con đường đấu tranh cho dân chủ và tự do ở Việt Nam. Trong ba năm vừa qua, anh Tuấn đã đi đến hơn hai mươi quốc gia, học hỏi và làm việc với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy quyền con người, thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự và đấu tranh vận động cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Rất nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ Joshua Wong, thủ lĩnh phong trào biểu tình Ô Dù ở Hồng Kông phản đối chính quyền Trung Quốc. Báo chí Việt Nam cũng liên tục đưa tin về vị thủ lĩnh thiếu niên của Hồng Kông. Tôi nghĩ Nguyễn Anh Tuấn chính là một Joshua Wong của Việt Nam. Thậm chí con đường đấu tranh Nguyễn Anh Tuấn đã, đang và sẽ chông gai hơn rất nhiều, vì, không giống như Joshua Wong, ở Việt Nam ít người hiểu và ủng hộ anh ấy. Xã hội Việt Nam chưa có văn hóa ủng hộ tự do và bảo vệ những người đấu tranh cho tự do.
Đa số người dân, một lần nữa đội ơn Bộ Giáo Dục, coi những người như anh Tuấn là thành phần phản động, cần phải tránh xa và phản đối. Họ không hiểu rằng xã hội muốn phát triển luôn cần phải có những người như Nguyễn Anh Tuấn. Họ không hiểu rằng anh Tuấn và những người bạn của anh ấy như luật sư Trịnh Hữu Long, nhà báo Đoan Trang, v.v. đấu tranh không chỉ cho tự do và quyền con người của bản thân, mà cho tất cả mọi người, kể cả những ai xem họ là phản động. Thời buổi này, ít ai còn tin có những người như anh Tuấn, dám hi sinh lợi ích và tự do của bản thân vì lợi ích và tự do của người khác.
Tôi viết bài này không phải để ca tụng Nguyễn Anh Tuấn. Tôi nghĩ anh Tuấn không cần sự ca tụng của tôi. Tôi tin Nguyễn Anh Tuấn sẽ có những đóng góp chất lượng góp phần phát triển xã hội Việt Nam, nhưng tôi sẽ không thất vọng nếu anh ấy không làm được gì. Nếu anh Tuấn, một ngày nào đó mỏi gối chồn chân, thôi không đấu tranh nữa, tôi cũng sẽ không ngạc nhiên hay thất vọng. Muốn sống thế nào là quyền tự do, bất khả xâm phạm, của mỗi người.
Tôi nói về anh Tuấn ở đây vì những người như anh Tuấn cần được biết đến nhiều hơn, cần được ủng hộ nhiều hơn. Blog này chẳng mấy người đọc, nhưng ít còn hơn không. Nhóm của anh Tuấn, dẫu có tài năng và nhiệt tình cỡ nào, nếu không có sự ủng hộ của nhiều người, khó lòng tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào. Nhưng cũng đừng ủng hộ một cách mù quáng, mà hãy đọc những gì họ viết và quan sát những gì họ làm, rồi suy nghĩ xem họ có đáng để được ủng hộ hay không. Tôi đã làm như vậy và câu trả lời của tôi là có.
Tự do không phải tự dưng mà có. Nguyễn Anh Tuấn và nhóm của anh ấy không thể đem lại tự do cho tất cả mọi người. Muốn có tự do, mỗi người phải tự thân vận động. Đừng nghĩ rằng có người đấu tranh cho mình rồi, mình không cần phải đấu tranh nữa. Tự do của mình, mình phải can dự. Tự do của mình, mình phải đấu tranh. Không có cách nào khác đâu. Nếu cứ ngồi chờ lãnh tụ, có thể lãnh tụ đâu không thấy, toàn thấy độc tài.