Chiến lược SEO - SEOer nên làm trong năm 2013

Trước kia mình hình dung công việc của SEOer vô cùng phức tạp, nhưng khi được chia sẻ mình thấy nó không phức tạp nữa. Nó thật đơn giản, chỉ cần bạn có một vài yếu tố sau thì có thể làm SEOer cho chính bạn:


KHÔNG NÓNG VỘI, CHỊU KHÓ, KIÊN TRÌ:

   - "Chịu Khó" học thêm kiếm thức về SEO, học hỏi kinh nghiệm, cách thức làm việc, chịu khó tạo Backlink chất lượng cho Site.




  
CHUẨN BỊ KIẾN THỨC: Biết chút về Blogger, Wordpress + mắt thẩm mỹ

Nhưng công việc triển khai thì phức tạp hơn nhiều. Tôi đi thẳng vào vấn đề là một "Nhân viên SEO bạn nên làm gì?"



1. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ TRÊN INTERNET

Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, tốn 2 ngày để phân tích, phân tích càng nhiều bạn sẽ có nhiều cơ hội để chiến thắng. Tìm đối thủ như thế nào? Vào google và đánh từ khóa vào trong khung theo hình thức sau:
vd: "ao thun da nang". 

Dùng các công cụ khác để kiểm tra tất cả các chỉ số, diễn đàn, backlink và nhiều yếu tố khác của đối thủ.

Các công cụ mà mình thường sử dụng: 

- SEO Queck: Kiểm tra được phần Onpage của đối thủ như mã nguồn họ sử dụng, các thẻ meta, mật độ từ khóa, vị trí từ khóa, số lượng liên kết nội, liên kết ngoại là bao nhiêu…

- ISEO: kiểm tra link của đối thủ, lượng anchortext, lượng links/anchortext, lượng domain, chất lượng links… Có tất tần tật.

- Alexa: tìm đối thủ có những backlink ở trang nào, họ liên kết ở đâu, liên kết nào là chất lượng....

- Woorank: đây là công cụ tổng thể check mọi yếu tố của đối thủ từ links, onpage, social…

Trong 2 ngày phân tích trên bạn nên ghi chú những gì mình đã biết về đối thủ thật chi tiết. Bạn phân tích càng nhiều thì càng tốt trong quá trình vượt qua đối thủ...


2. XÂY DỰNG SITE - SƠ ĐỒ HỆ THỐNG SITE

Bạn hãy trả lời những câu hỏi như sau:
- Từ khóa mình SEO là gì? Từ khóa này thuộc lĩnh vực gì?
- Cấu trúc website của mình ra sao? Nếu mình là người dùng mình cần một website như thế nào? 
- Nếu mình là khách hàng thì cần tìm những thông tin gì? Nó ở đâu trong site?
...........
Trả lời nhiều câu hỏi càng tốt, nhớ bạn nên ghi lại tất cả câu trả lời vào bảng kế hoạch SEO của mình nhé.

Xây dựng SITE:
Sau khi chọn được 1 template phù hợp, thiết lập quyền quản trị, hãy bắt đầu vào việc viết nội dung. Làm tất cả những gì có thể để biến nội dung của mình là duy nhất

Xây dựng hệ thống site:
Nếu bạn đã từng kinh doanh và có mấy site chạy rồi thì nên xây luôn cho mình một hệ thống site để bổ trợ...


3. OFFPAGE - XÂY DỰNG LIÊN KẾT NGOÀI: 
Lưu ý: tạo backlink thật chất lượng, google ngày càng khó tính, bạn nên nhớ về điều này.

- Forum: Post bài lên diễn đàn + chữ ký có chứa link
- Thảo luận trên blog liên quan bằng các comment có chứa link.
- Social Media Marketing: đưa link bài viết lên Facebook, Google plus, Twitter…
- Mua các banner quảng cáo trên các website lớn.
- Submit website, các bài viết trên website lên các trang bookmark uy tín.
- Email marketing để lôi kéo khách truy cập đến website.
- Nếu có kinh phí nên kết hợp cùng với chiến dịch Google Adwords nhằm tăng hiệu quả cho SEO.
- Trao đổi các textlink với các website cùng lĩnh vực và uy tín.

Nên có đội nhóm vì công việc cần rất nhiều thời gian và công sức bạn nhé? 

Công việc tương đối phức tạp, nếu bạn không có kế hoạch cụ thể thì rất khó hoàn thành đúng với những gì mình đã đề ra. Trong quá trình làm nên tắt các công cụ mạng xã hội như Facebook, Google +, Yahoo...


4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ, PHÂN TÍCH SITE, ĐÁNH GIÁ TỪ KHÓA, CHIẾN LƯỢC SEO

Lưu ý: Trong 100 người nghĩ ra cùng ý tưởng, có 100 người lập ra ý tưởng đó, nhưng chỉ có 1 người thành công. Vậy bạn biết mình nên cần gì?

Thành công là một quá trình chứ không phải là một điểm đến. Người thành công vì họ kiên trì, chăm chỉ làm việc, nhạy bén trong suy nghĩ…Hãy cố gắng thoát ra khỏi giai đoạn này vì nó là then chốt.

Tìm hiểu và ứng dụng những công cụ như Google Analytics và Mastertool
- Mastertool kiểm tra lại các lỗi, check lại links, tối ưu hóa lại liên kết nội. 
- Analytics để kiểm tra lại trafic, lưu lượng truy cập… 

Tổng kết: Làm SEO cũng như khi bạn học Tiếng Anh vậy, lúc đầu rất hứng thú tiếp thu, làm việc chăm chỉ nhưng khi làm rồi mà kết quả không như mong đợi là chán nản. Những lúc như thế hãy thật bình tâm, tìm hiểu lại những gì mình đã làm, rút kinh nghiệm và kịp thời sửa chữa. Hãy cố gắng vì một tương lai tươi sáng.

Bài viết này mình chỉ tập trung vào các chỗ như lập kế hoạch làm việc, phân tích đối thủ rõ ràng, ghi chú những công việc cụ thể. Đừng bao giờ bỏ quên chúng bạn nhé.

Bill Quy
Google Analytics và Mastertool

Post a Comment

Previous Post Next Post

Labels Max-Results No.

Boxed(True/False)