(nhấn vào đây để xem toàn bộ nhật ký)
Vài lời phi lộ
Nếu có ai đó muốn sự kiện này thiết thực tạo được các giá trị cụ thể, người đó chính là tôi. Tôi nằm trong nhóm những người đầu tiên nhận được email mời tham dự của ban tổ chức và đã có các đề xuất làm cho sự kiện thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Đầu tiên tôi viết thế này:
Tôi hỏi ý kiến của một người có uy tín mà tôi tin tưởng thì họ nói rằng 1-2 năm trước cũng đã có một chương trình tương tự và họ cũng được mời. Nhưng họ không đi vì họ nghĩ thời gian và tiền bạc nên dành cho các grass-root activities hơn là hoạt động do nhà nước tổ chức. Tổ chức một sự kiện như vầy chắc cũng tốn bộn tiền ngân sách và cũng là một dự án. Số tiền này dùng để mở rộng VietAI hoặc VietSeeds coi bộ tốt hơn.
Tôi nghĩ kết nối chuyên gia ở nước ngoài với Nhà nước và doanh nghiệp trong nước là chuyện nên làm, nhưng mà 1 tuần x 100 người thì hơi lãng phí và số lượng người tham dự lớn như vậy tôi cũng không rõ chất lượng các cuộc trao đổi sẽ như thế nào. Tôi e ngại là sẽ giống như các cuộc gặp gỡ làm quen, sau đó ai về nhà nấy, không được việc gì. Tôi thích các buổi gặp gỡ nhỏ hơn, với nội dung bàn bạc cụ thể hơn.
Mọi người trong nhóm bắt đầu thảo luận. Tôi tổng kết các ý kiến và đưa ra các đề xuất cụ thể cho ban tổ chức như sau:
Tôi thấy nếu không tham dự thì sự kiện này vẫn sẽ diễn ra thôi. Không khó để tìm được 100 người. Thay vì từ chối, hay là mình thử đề nghị xem họ có thay đổi được gì không?
Tôi thấy có thể đề nghị như sau:
1/ Minh bạch tài chính của chương trình. Bộ KHĐT phải công bố tờ trình cho chính phủ về nguồn tiền và chi phí cho toàn bộ chương trình. Nguồn vốn nên hạn chế lấy tiền ngân sách và ưu tiên tiền tài trợ của các công ty tư nhân (các công ty tư nhân tự động có nhu cầu kiểm tra tiền xài vào việc gì). Ưu tiên khách mời tự túc được chi phí.
2/ Rút ngắn chương trình xuống 1-2 ngày, bỏ các hạng mục thăm thú, tiệc tùng để tiết kiệm chi phí và thời gian (có thể giữ lại 1 buổi banquet và buổi này cũng nên do một công ty tư nhân tài trợ, không lấy tiền ngân sách).
3/ Chương trình trong 2 ngày: ngày đầu ở Hà Nội, ngày thứ hai ở Tp.HCM, chủ yếu gặp Chính phủ, chỉ cần một buổi gặp doanh nghiệp là đủ (vì gặp doanh nghiệp không khó bằng gặp Chính phủ, tôi thấy không cần phải cất công lặn lội từ Mỹ về để gặp Viettel hay FPT).
4/ Để trao đổi hiệu quả thì cần phải có chủ đề, không nên chung chung "gặp mặt lãnh đạo". Mỗi chủ đề sẽ có một cuộc họp/bàn tròn thảo luận giữa Chính phủ và nhóm chuyên gia về chủ đề đó. Chính phủ có thể trình bày họ đang gặp vấn đề gì, các chuyên gia có thể thuyết trình về những gì họ có thể giải quyết được và Chính phủ đặt câu hỏi. Kết thúc mỗi cuộc họp là một biên bản ghi nhớ với những việc có thể tiến hành và đầu mối.
Ví dụ những chủ đề khả dĩ để thảo luận:
* Làm sao xây dựng cộng đồng nghiên cứu AI ở Việt Nam?
* Xây dựng chính phủ điện tử, những khó khăn mà Chính phủ đang gặp phải và hướng giải quyết
* Làm sao đảm bảo an ninh mạng cho hệ thống thông tin của chính phủ không bị Trung Quốc tấn công?
* Biotech là gì, tại sao Chính phủ nên đầu tư cho Biotech?
* Hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp cần có những chính sách và đầu tư như thế nào?
Anh [lược bỏ] và mọi người thấy sao? Hi vọng là mình có thể đưa ra một ý kiến chung thống nhất của nhóm chuyên gia VietBay. Nếu bộ KHĐT có những thay đổi cụ thể thì sẽ rất hay. Nếu không thì dẫu sao mình cũng đã góp ý chân thành.
Những email này đều đã được gửi cho ban tổ chức. Phải công nhận là họ đã có phản hồi khá tích cực. Họ tuyên bố Vingroup sẽ tài trợ, rút ngắn chương trình xuống còn 7 ngày (thay vì 8 ngày), các đại biểu không cần tham gia toàn bộ chương trình và buổi họp với các bộ ban ngành trung ương đã được chia nhỏ thành các hội thảo chuyên đề.
Nếu chỉ muốn chê, mà không có tâm đóng góp, tôi đã không góp ý làm gì. Tôi ghi lại đây vì có quá nhiều chuyện buồn cười mà tôi lại là một thanh niên rất nghiêm túc. Vả lại bây giờ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất có cổng dành riêng cho người có công với cách mạng, tôi phải phấn đấu để mai mốt còn được ưu tiên các bác ạ.
--
Ngày 2 - Ngã ngửa
Lúc đang ngồi chờ xe bus thì anh Lê Viết Quốc đến nói với tôi là ban tổ chức nói với ảnh họ sắp xếp cho tôi đưa ý kiến trong buổi gặp bộ trưởng Hùng, nhưng tại tôi không đi! Trời. Trời. Trời.
Buổi gặp ông Hùng không có trong chương trình, mà chỉ tự phát khi ông Hùng gặp đoàn ở phủ thủ tướng. Tôi nhìn vào chương trình rồi mới hẹn bạn và hẹn rồi thì không thể nào hẹn lại vì tôi chỉ ở Hà Nội có vài ngày.
Ban tổ chức chưa từng nói gì với tôi về việc sắp xếp cho tôi đưa ý kiến với ông Hùng. Tôi nghe nói buổi đó mọi người thoải mái đưa ý kiến. Nếu biết như vậy, tôi cũng sẽ tranh thủ đến, nhưng buổi gặp thủ tướng muốn đưa ý kiến phải nằm trong danh sách cho trước. Lúc thế này lúc thế khác, làm sao ai biết mà lần.
Tôi hiểu tại sao ban tổ chức không xếp cho tôi phát biểu khi gặp thủ tướng. Tôi chẳng buồn phiền hay hờn trách gì. Tôi biết rõ giá trị của tôi, được chọn hay không được chọn không làm thay đổi giá trị này. Tôi chỉ tiếc cơ hội nói chuyện trực tiếp với thủ tướng. Nhưng không nói được kiểu này thì nói kiểu khác, chừng nào còn Internet tôi còn có cách để bày tỏ ý kiến.
Nhưng nghĩ mãi tôi vẫn không hiểu tại sao ban tổ chức lại nói dối với anh Quốc. Chẳng lẽ họ muốn thử xem anh Quốc là người hay là AI? Có thể họ rút kinh nghiệm sau khi bỏ ra 200.000 đô la vác Sophia về mới biết đó là AI dỏm.
--
Ngày 2 - Gặp chủ tịch Hà Nội
Đây là buổi làm việc hiệu quả nhất. Ông Chung làm cho tôi thấy Hà Nội có tương lai.
Ông Chung bắt đầu bằng việc trình bày các thành tựu áp dụng công nghệ của Hà Nội, các vấn đề hiện tại, hướng khắc phục và các dự án trọng điểm về công nghệ mà thủ đô đang đầu tư. Rút kinh nghiệm hôm qua, lần này tôi ghi chép những điểm chính.
Các thành tựu lớn bao gồm:
* Xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư
* Học bạ điện tử
* Đưa 36% dịch vụ công lên mạng
* Đăng ký doanh nghiệp, nộp thuế, thủ tục hải quan đều có thể làm thông qua Internet
Các vấn đề lớn của Hà Nội bao gồm:
* dân số tăng nhanh, trung bình mỗi năm tăng thêm một quận
* ô nhiễm môi trường (bầu trời Hà Nội ít khi nào có màu xanh mà thường xám xịt)
* tỉ lệ bị ưng thư là 5.7/1000 người
* cán bộ phường xã trình độ kém, không biết tiếng Anh, gây khó khăn cho việc triển khai chính phủ điện tử
* không tuyển được người giỏi, vì lương thấp và điều kiện làm việc tồi
Các dự án đã và đang làm:
* xây dựng nhà máy xử lý rác thế hệ mới để giảm thiểu khói bụi do đốt rác
* lập các trạm quan trắc chất lượng không khí
* trung tâm điều hành giao thông
* xây dựng nhà máy xử lý nước chất lượng cao, có thể uống được từ vòi
* iParking, ứng dụng đậu xe đầu tiên của Việt Nam, do đích thân ông Chung chỉ đạo
* nghiên cứu, lập bản đồ gen, để phát hiện sớm ung thư
* hệ thống hỏi đáp tự động các thủ tục giấy tờ
* trung tâm bảo mật cho toàn bộ hệ thống mạng máy tính
* trung tâm "quản lý" toàn bộ hệ thống báo chí
* https://startupcity.vn
Ông Chung nói chuyện liên tục trong khoảng 30', với một trí nhớ rất tốt trích dẫn số liệu mà không cần dùng văn bản gì cả. Tôi có cảm giác được trở lại mặt đất, vừa mừng vừa lo cho sự nghiệp chính trị của ông chủ tịch, bởi ổng cả gan không hề nhắc gì đến cách mạng 4.0. Nếu cả nước lên con tàu 4.0 mà đầu tàu Hà Nội lại đếch chịu lên, thì cuộc cách mạng của chúng ta sẽ đi đâu về đâu em hỡi?
Sau đó là màn đối thoại. Ai muốn nói giơ tay. Có rất nhiều ý kiến. Đoạn này tôi không có ghi chép, chỉ nhớ một số ý kiến.
Chị Vũ Elsa yêu cầu lãnh đạo Chung sau buổi họp chia sẻ các vấn đề này để mọi người có thể tiếp tục câu chuyện, nếu không sẽ quên.
Một chị từ VEF thông báo cho chủ tịch Chung biết có khá nhiều VEF Fellow đang sống và làm việc ở Hà Nội. Đây là những người tài năng đã về rồi chỉ cần giữ họ lại mà thôi.
Một bạn đến từ Nhật gợi ý nên tận dụng nguồn nhân lực về hưu ở Nhật. Đây là một ý tưởng rất hay.
Một anh tôi không nhớ từ đâu đề nghị thành phố mở và chia sẻ dữ liệu để giới nghiên cứu và doanh nghiệp tư nhân có thể sử dụng. Tôi cũng có nhắc lại ý này trong góp ý của tôi và sau đó anh Quốc cũng có nhắc lại một lần nữa. Anh Quốc đưa thêm ví dụ về việc mở mã nguồn TensorFlow, đã tốn của Google 100 triệu đô la, nhưng đem lại vô vàn lợi ích khác.
Anh Tuấn Cao đến từ Gene Friend Way cảnh báo về việc sử dụng các sản phẩm phân tích gien của người da trắng cho người Việt Nam và nhấn mạnh cần phải xây dựng kho dữ liệu gien của người Việt Nam.
Anh Kim Phạm gợi ý nên tận dụng nguồn khách du lịch như là một nguồn chất xám -- tôi đoán vậy, nhưng không chắc lắm.
Có vài đại biểu phát biểu không có ý kiến hay thông tin mới, chỉ tự giới thiệu bản thân. Cũng có nhiều ý kiến chủ yếu giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Tôi thông cảm với những người này, vì họ ít có dịp gặp lãnh đạo, đặc biệt trên cương vị chuyên gia.
Nhưng cũng có khá nhiều claim nghe rất đáng nghi. Có một ông đến từ Nhật Bản nói rằng ổng đã chế ra được một công cụ phát hiện ung thư sớm 10-20 năm trước khi phát bệnh với tỉ lệ thành công là 93%. Bạn tôi dò hỏi công trình nghiên cứu thì ổng không nói. Tôi không nghe rõ khúc này, sau này nghe mọi người nói ổng muốn bán công cụ này cho thành phố, với giá 5.000 đô la một bộ. Tôi không hiểu sao vị tỉ phú đô la với công trình xứng đáng đoạt giải Nobel Y học lại đi lạc vô đây.
Có một chị đến từ Thụy Sĩ làm về blockchain cho y tế đề nghị gặp bộ y tế để giải quyết các vấn đề blockchain. Vâng các bệnh viện đông đúc chật chội, những vụ tai biến y khoa làm chết nhiều người, dịch sốt xuất huyết, thuốc giả, các vấn đề của ngành y tế sẽ được giải quyết bằng blockchain các bác ạ. Tôi đề nghị thay vì xây thêm giường bệnh, chúng ta sẽ đẩy họ lên nằm trên blockchain.
Tôi đã đọc sản phẩm của công ty chị này làm. Họ muốn bảo vệ dữ liệu y tế của người dùng, đó không phải một mục tiêu tồi. Chỉ có điều ý tưởng của họ rất khó thực hiện. Tôi dự đoán công ty này sẽ dẹp tiệm trong vòng 1-2 năm tới. Rất có thể tôi sai, lúc đó thì shame on me vì đã không nhìn thấy được viễn kiến của họ. Tôi làm an ninh mạng suốt cả quãng đời trưởng thành, nếu học được gì đó thì đó là muốn an toàn cần phải đơn giản. Blockchain quá phức tạp với quá nhiều thành phần chuyển động (moving parts), tôi luôn thấy nghi ngờ khi người ta muốn dùng blockchain để giải quyêt các vấn đề an toàn và riêng tư.
Tôi nghĩ ai cũng được quyền nói. Chỉ có điều thế giới luôn chào đón những ý tưởng hay, những sản phẩm tốt. Nếu công ty của bạn có triển vọng tốt, không cần phải về Việt Nam xin đầu tư, mà phải gọi vốn ở nước ngoài rồi về Việt Nam mở văn phòng tạo công ăn việc làm. Nếu làm ra đồ xịn, đem về Việt Nam là để giúp ích đất nước, chứ muốn làm giàu thì bán cho thế giới lấy đô la mới đáng mặt chí tài hoài linh.
Tôi ngồi tít ngoài sau, giơ tay mãi mà chủ tịch không thấy. May sao anh Lê Viết Quốc dùng kỹ xão nhận diện khuôn mặt nhận ra tôi, nên ảnh đến hỏi tôi nếu muốn có ý kiến thì có thể ngồi vào chỗ của ảnh, khá gần với chủ tịch Chung. Tôi đồng ý và được gọi phát biểu.
Tôi tự giới thiệu và nói sẽ góp ý về các dự án liên quan đến chính phủ điện tử và thành phố thông minh. Tôi hỏi ông Chung tại sao Hà Nội lại có đến 1833 dịch vụ công. Tôi nói từ lúc tôi sang Mỹ đến nay, số lần tôi phải tương tác với chính quyền Mỹ đếm trên đầu ngón tay. Thật sự ở đâu đi chăng nữa, cực chẳng đã người ta mới phải ra chính quyền. Không ai buổi sáng ngủ dậy nói ôi thích quá, hôm nay được đến thăm và làm việc với chính quyền, trừ những người đi trong đoàn này. Thành ra việc cần phải làm là giảm thiểu các thủ tục hành chính. Ông Chung nói ông trong thành ủy ông là người phụ trách việc này, nên tôi nghĩ ổng hiểu rõ việc này.
Việc thứ hai là thành phố nên tích cực chia sẻ dữ liệu, như đã nói ở trên. Một ý mà tôi quên nói là thành phố nên tạo một repository trên GitHub hay đâu đó, gửi tất cả mã nguồn, tài liệu, chương trình phần mềm của thành phố lên đó, để các kỹ sư có thể tham gia đóng góp, cải thiện và sửa lỗi.
Việc thứ ba là chính quyền nên làm ít lại, giao cho tư nhân làm. Ông Chung nói không có người, thì làm sao chính quyền làm tốt bằng tư nhân. Vả lại tư nhân bỏ ra một đồng họ phải luôn đắn đo suy nghĩ, nên hiệu quả đầu tư luôn cao hơn chính quyền. Chính quyền chỉ nên đóng vai trò chủ đầu tư, đặt ra đề bài, tạo ra các cuộc đấu thầu công bằng, tạo điều kiện cho các công ty nhỏ, các startup được tham gia. Nếu không hợp đồng lại rơi vào các tập đoàn với nhiều mối quan hệ mờ ám hoặc các công ty sân sau của lãnh đạo. Ông Chung nói ổng là dân kinh doanh, có mở công ty từ năm 1995, nên từ lúc tiếp quản thủ đô ổng đã luôn thực hiện chính sách cái gì tư nhân làm được để cho tư nhân làm. Ông Chung đưa ra vài ví dụ cụ thể về việc này nhưng tôi quên không ghi lại.
Việc thứ tư là minh bạch. Tôi nói chính phủ điện tử mục tiêu lớn nhất là tăng minh bạch. Không có minh bạch thì sẽ dẫn đến quan liêu, tham nhũng, vì không có kiểm soát chéo. Các vụ đấu thầu phải minh bạch rõ ràng. Những vấn đề của thành phố, chính sách đầu tư trong vòng 5-10 năm tới phải được công khai với tất cả số liệu và kế hoạch triển khai, để các doanh nghiệp tư nhân hoặc các chuyên gia biết chính quyền cần gì để chuẩn bị. Tôi để ý ông Chung ngừng không ghi chép nữa, mà chỉ nhìn tôi nói. Có lẽ ông biết rồi, ý này không có gì mới với ổng.
Cuối cùng tôi nói về nhân lực thì Việt Nam không thể cạnh tranh bằng lương. Các công ty còn không thể cạnh tranh, nói gì đến chính quyền. Một sinh viên mới ra trường ở Silicon Valley đã được trả vài tỉ đồng một năm rồi. Ở mức chuyên gia như anh Quốc anh Hưng thì phải dùng machine learning để đếm tiền. Nhưng không phải ai về Việt Nam cũng chỉ để kiếm tiền. Chúng ta nói về lòng yêu nước, nhưng tôi nghĩ đó là một khái niệm mơ hồ, không rõ ràng. Tôi nghĩ nên nói đến impact, tức là tạo ảnh hưởng, tác động tích cực đến nhiều người. Tôi về Việt Nam vì tôi muốn có impact, mặc dù tiền nhà tôi trí tuệ nhân tạo cũng đã phải bó tay, phải dùng blockchain mới đếm được.
Tôi nói có rất nhiều ý kiến, đề xuất công nghệ ở đây. Ví dụ như blockchain. Đây là một công nghệ mới, tiềm năng nhưng ứng dụng thực tế như thế nào vẫn đang là một cuộc tranh luận lớn trên thế giới. Tôi nghĩ chính quyền cần phải có một nhóm chuyên gia tư vấn độc lập, phi vụ lợi để giúp chính quyền về công nghệ. Lịch sử cũng đã có các nhóm chuyên gia tư vấn cho thủ tướng về chính sách và kinh tế. Tôi tin là nhiều người ở đây sẽ muốn tham gia đóng góp, mà không cần nhận được bất kỳ quyền lợi gì.
Tôi xin hết và cả khán phòng đứng dậy vỗ tay. Vế sau của câu vừa rồi có diễn ra hay không khoa học chưa chứng minh được. Tôi không hài lòng lắm với bài nói chuyện của tôi. Tôi run các bác ạ, tim đập thình thịch thình thịch, nên tôi nói không được trôi chảy như đã viết. Nhưng dẫu sao thì cũng đã nói, nhẹ hết cả người. Cảm ơn anh Quốc.
Còn rất nhiều ý kiến. Đến tận 11h vẫn còn nhiều cánh tay giơ lên. Vì những vấn đề mà ông Chung đưa ra rất cụ thể rõ ràng nên ai cũng muốn đóng góp ý kiến để giải quyết.
Buổi họp kết thúc mà không có chụp hình với lãnh đạo =), chết không nếu vậy lấy đâu ra hình mà mua với bán. Nhưng lúc ra khỏi cổng ủy ban, tôi lại thấy bọn bán hình các bác ạ!!
Đêm qua họ đã phải in thêm...
(còn nữa)
Vài lời phi lộ
Nếu có ai đó muốn sự kiện này thiết thực tạo được các giá trị cụ thể, người đó chính là tôi. Tôi nằm trong nhóm những người đầu tiên nhận được email mời tham dự của ban tổ chức và đã có các đề xuất làm cho sự kiện thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Đầu tiên tôi viết thế này:
Tôi hỏi ý kiến của một người có uy tín mà tôi tin tưởng thì họ nói rằng 1-2 năm trước cũng đã có một chương trình tương tự và họ cũng được mời. Nhưng họ không đi vì họ nghĩ thời gian và tiền bạc nên dành cho các grass-root activities hơn là hoạt động do nhà nước tổ chức. Tổ chức một sự kiện như vầy chắc cũng tốn bộn tiền ngân sách và cũng là một dự án. Số tiền này dùng để mở rộng VietAI hoặc VietSeeds coi bộ tốt hơn.
Tôi nghĩ kết nối chuyên gia ở nước ngoài với Nhà nước và doanh nghiệp trong nước là chuyện nên làm, nhưng mà 1 tuần x 100 người thì hơi lãng phí và số lượng người tham dự lớn như vậy tôi cũng không rõ chất lượng các cuộc trao đổi sẽ như thế nào. Tôi e ngại là sẽ giống như các cuộc gặp gỡ làm quen, sau đó ai về nhà nấy, không được việc gì. Tôi thích các buổi gặp gỡ nhỏ hơn, với nội dung bàn bạc cụ thể hơn.
Mọi người trong nhóm bắt đầu thảo luận. Tôi tổng kết các ý kiến và đưa ra các đề xuất cụ thể cho ban tổ chức như sau:
Tôi thấy nếu không tham dự thì sự kiện này vẫn sẽ diễn ra thôi. Không khó để tìm được 100 người. Thay vì từ chối, hay là mình thử đề nghị xem họ có thay đổi được gì không?
Tôi thấy có thể đề nghị như sau:
1/ Minh bạch tài chính của chương trình. Bộ KHĐT phải công bố tờ trình cho chính phủ về nguồn tiền và chi phí cho toàn bộ chương trình. Nguồn vốn nên hạn chế lấy tiền ngân sách và ưu tiên tiền tài trợ của các công ty tư nhân (các công ty tư nhân tự động có nhu cầu kiểm tra tiền xài vào việc gì). Ưu tiên khách mời tự túc được chi phí.
2/ Rút ngắn chương trình xuống 1-2 ngày, bỏ các hạng mục thăm thú, tiệc tùng để tiết kiệm chi phí và thời gian (có thể giữ lại 1 buổi banquet và buổi này cũng nên do một công ty tư nhân tài trợ, không lấy tiền ngân sách).
3/ Chương trình trong 2 ngày: ngày đầu ở Hà Nội, ngày thứ hai ở Tp.HCM, chủ yếu gặp Chính phủ, chỉ cần một buổi gặp doanh nghiệp là đủ (vì gặp doanh nghiệp không khó bằng gặp Chính phủ, tôi thấy không cần phải cất công lặn lội từ Mỹ về để gặp Viettel hay FPT).
4/ Để trao đổi hiệu quả thì cần phải có chủ đề, không nên chung chung "gặp mặt lãnh đạo". Mỗi chủ đề sẽ có một cuộc họp/bàn tròn thảo luận giữa Chính phủ và nhóm chuyên gia về chủ đề đó. Chính phủ có thể trình bày họ đang gặp vấn đề gì, các chuyên gia có thể thuyết trình về những gì họ có thể giải quyết được và Chính phủ đặt câu hỏi. Kết thúc mỗi cuộc họp là một biên bản ghi nhớ với những việc có thể tiến hành và đầu mối.
Ví dụ những chủ đề khả dĩ để thảo luận:
* Làm sao xây dựng cộng đồng nghiên cứu AI ở Việt Nam?
* Xây dựng chính phủ điện tử, những khó khăn mà Chính phủ đang gặp phải và hướng giải quyết
* Làm sao đảm bảo an ninh mạng cho hệ thống thông tin của chính phủ không bị Trung Quốc tấn công?
* Biotech là gì, tại sao Chính phủ nên đầu tư cho Biotech?
* Hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp cần có những chính sách và đầu tư như thế nào?
Anh [lược bỏ] và mọi người thấy sao? Hi vọng là mình có thể đưa ra một ý kiến chung thống nhất của nhóm chuyên gia VietBay. Nếu bộ KHĐT có những thay đổi cụ thể thì sẽ rất hay. Nếu không thì dẫu sao mình cũng đã góp ý chân thành.
Những email này đều đã được gửi cho ban tổ chức. Phải công nhận là họ đã có phản hồi khá tích cực. Họ tuyên bố Vingroup sẽ tài trợ, rút ngắn chương trình xuống còn 7 ngày (thay vì 8 ngày), các đại biểu không cần tham gia toàn bộ chương trình và buổi họp với các bộ ban ngành trung ương đã được chia nhỏ thành các hội thảo chuyên đề.
Nếu chỉ muốn chê, mà không có tâm đóng góp, tôi đã không góp ý làm gì. Tôi ghi lại đây vì có quá nhiều chuyện buồn cười mà tôi lại là một thanh niên rất nghiêm túc. Vả lại bây giờ ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất có cổng dành riêng cho người có công với cách mạng, tôi phải phấn đấu để mai mốt còn được ưu tiên các bác ạ.
--
Ngày 2 - Ngã ngửa
Lúc đang ngồi chờ xe bus thì anh Lê Viết Quốc đến nói với tôi là ban tổ chức nói với ảnh họ sắp xếp cho tôi đưa ý kiến trong buổi gặp bộ trưởng Hùng, nhưng tại tôi không đi! Trời. Trời. Trời.
Buổi gặp ông Hùng không có trong chương trình, mà chỉ tự phát khi ông Hùng gặp đoàn ở phủ thủ tướng. Tôi nhìn vào chương trình rồi mới hẹn bạn và hẹn rồi thì không thể nào hẹn lại vì tôi chỉ ở Hà Nội có vài ngày.
Ban tổ chức chưa từng nói gì với tôi về việc sắp xếp cho tôi đưa ý kiến với ông Hùng. Tôi nghe nói buổi đó mọi người thoải mái đưa ý kiến. Nếu biết như vậy, tôi cũng sẽ tranh thủ đến, nhưng buổi gặp thủ tướng muốn đưa ý kiến phải nằm trong danh sách cho trước. Lúc thế này lúc thế khác, làm sao ai biết mà lần.
Tôi hiểu tại sao ban tổ chức không xếp cho tôi phát biểu khi gặp thủ tướng. Tôi chẳng buồn phiền hay hờn trách gì. Tôi biết rõ giá trị của tôi, được chọn hay không được chọn không làm thay đổi giá trị này. Tôi chỉ tiếc cơ hội nói chuyện trực tiếp với thủ tướng. Nhưng không nói được kiểu này thì nói kiểu khác, chừng nào còn Internet tôi còn có cách để bày tỏ ý kiến.
Nhưng nghĩ mãi tôi vẫn không hiểu tại sao ban tổ chức lại nói dối với anh Quốc. Chẳng lẽ họ muốn thử xem anh Quốc là người hay là AI? Có thể họ rút kinh nghiệm sau khi bỏ ra 200.000 đô la vác Sophia về mới biết đó là AI dỏm.
--
Ngày 2 - Gặp chủ tịch Hà Nội
Đây là buổi làm việc hiệu quả nhất. Ông Chung làm cho tôi thấy Hà Nội có tương lai.
Ông Chung bắt đầu bằng việc trình bày các thành tựu áp dụng công nghệ của Hà Nội, các vấn đề hiện tại, hướng khắc phục và các dự án trọng điểm về công nghệ mà thủ đô đang đầu tư. Rút kinh nghiệm hôm qua, lần này tôi ghi chép những điểm chính.
Các thành tựu lớn bao gồm:
* Xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư
* Học bạ điện tử
* Đưa 36% dịch vụ công lên mạng
* Đăng ký doanh nghiệp, nộp thuế, thủ tục hải quan đều có thể làm thông qua Internet
Các vấn đề lớn của Hà Nội bao gồm:
* dân số tăng nhanh, trung bình mỗi năm tăng thêm một quận
* ô nhiễm môi trường (bầu trời Hà Nội ít khi nào có màu xanh mà thường xám xịt)
* tỉ lệ bị ưng thư là 5.7/1000 người
* cán bộ phường xã trình độ kém, không biết tiếng Anh, gây khó khăn cho việc triển khai chính phủ điện tử
* không tuyển được người giỏi, vì lương thấp và điều kiện làm việc tồi
Các dự án đã và đang làm:
* xây dựng nhà máy xử lý rác thế hệ mới để giảm thiểu khói bụi do đốt rác
* lập các trạm quan trắc chất lượng không khí
* trung tâm điều hành giao thông
* xây dựng nhà máy xử lý nước chất lượng cao, có thể uống được từ vòi
* iParking, ứng dụng đậu xe đầu tiên của Việt Nam, do đích thân ông Chung chỉ đạo
* nghiên cứu, lập bản đồ gen, để phát hiện sớm ung thư
* hệ thống hỏi đáp tự động các thủ tục giấy tờ
* trung tâm bảo mật cho toàn bộ hệ thống mạng máy tính
* trung tâm "quản lý" toàn bộ hệ thống báo chí
* https://startupcity.vn
Ông Chung nói chuyện liên tục trong khoảng 30', với một trí nhớ rất tốt trích dẫn số liệu mà không cần dùng văn bản gì cả. Tôi có cảm giác được trở lại mặt đất, vừa mừng vừa lo cho sự nghiệp chính trị của ông chủ tịch, bởi ổng cả gan không hề nhắc gì đến cách mạng 4.0. Nếu cả nước lên con tàu 4.0 mà đầu tàu Hà Nội lại đếch chịu lên, thì cuộc cách mạng của chúng ta sẽ đi đâu về đâu em hỡi?
Sau đó là màn đối thoại. Ai muốn nói giơ tay. Có rất nhiều ý kiến. Đoạn này tôi không có ghi chép, chỉ nhớ một số ý kiến.
Chị Vũ Elsa yêu cầu lãnh đạo Chung sau buổi họp chia sẻ các vấn đề này để mọi người có thể tiếp tục câu chuyện, nếu không sẽ quên.
Một chị từ VEF thông báo cho chủ tịch Chung biết có khá nhiều VEF Fellow đang sống và làm việc ở Hà Nội. Đây là những người tài năng đã về rồi chỉ cần giữ họ lại mà thôi.
Một bạn đến từ Nhật gợi ý nên tận dụng nguồn nhân lực về hưu ở Nhật. Đây là một ý tưởng rất hay.
Một anh tôi không nhớ từ đâu đề nghị thành phố mở và chia sẻ dữ liệu để giới nghiên cứu và doanh nghiệp tư nhân có thể sử dụng. Tôi cũng có nhắc lại ý này trong góp ý của tôi và sau đó anh Quốc cũng có nhắc lại một lần nữa. Anh Quốc đưa thêm ví dụ về việc mở mã nguồn TensorFlow, đã tốn của Google 100 triệu đô la, nhưng đem lại vô vàn lợi ích khác.
Anh Tuấn Cao đến từ Gene Friend Way cảnh báo về việc sử dụng các sản phẩm phân tích gien của người da trắng cho người Việt Nam và nhấn mạnh cần phải xây dựng kho dữ liệu gien của người Việt Nam.
Anh Kim Phạm gợi ý nên tận dụng nguồn khách du lịch như là một nguồn chất xám -- tôi đoán vậy, nhưng không chắc lắm.
Có vài đại biểu phát biểu không có ý kiến hay thông tin mới, chỉ tự giới thiệu bản thân. Cũng có nhiều ý kiến chủ yếu giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Tôi thông cảm với những người này, vì họ ít có dịp gặp lãnh đạo, đặc biệt trên cương vị chuyên gia.
Nhưng cũng có khá nhiều claim nghe rất đáng nghi. Có một ông đến từ Nhật Bản nói rằng ổng đã chế ra được một công cụ phát hiện ung thư sớm 10-20 năm trước khi phát bệnh với tỉ lệ thành công là 93%. Bạn tôi dò hỏi công trình nghiên cứu thì ổng không nói. Tôi không nghe rõ khúc này, sau này nghe mọi người nói ổng muốn bán công cụ này cho thành phố, với giá 5.000 đô la một bộ. Tôi không hiểu sao vị tỉ phú đô la với công trình xứng đáng đoạt giải Nobel Y học lại đi lạc vô đây.
Có một chị đến từ Thụy Sĩ làm về blockchain cho y tế đề nghị gặp bộ y tế để giải quyết các vấn đề blockchain. Vâng các bệnh viện đông đúc chật chội, những vụ tai biến y khoa làm chết nhiều người, dịch sốt xuất huyết, thuốc giả, các vấn đề của ngành y tế sẽ được giải quyết bằng blockchain các bác ạ. Tôi đề nghị thay vì xây thêm giường bệnh, chúng ta sẽ đẩy họ lên nằm trên blockchain.
Tôi đã đọc sản phẩm của công ty chị này làm. Họ muốn bảo vệ dữ liệu y tế của người dùng, đó không phải một mục tiêu tồi. Chỉ có điều ý tưởng của họ rất khó thực hiện. Tôi dự đoán công ty này sẽ dẹp tiệm trong vòng 1-2 năm tới. Rất có thể tôi sai, lúc đó thì shame on me vì đã không nhìn thấy được viễn kiến của họ. Tôi làm an ninh mạng suốt cả quãng đời trưởng thành, nếu học được gì đó thì đó là muốn an toàn cần phải đơn giản. Blockchain quá phức tạp với quá nhiều thành phần chuyển động (moving parts), tôi luôn thấy nghi ngờ khi người ta muốn dùng blockchain để giải quyêt các vấn đề an toàn và riêng tư.
Tôi nghĩ ai cũng được quyền nói. Chỉ có điều thế giới luôn chào đón những ý tưởng hay, những sản phẩm tốt. Nếu công ty của bạn có triển vọng tốt, không cần phải về Việt Nam xin đầu tư, mà phải gọi vốn ở nước ngoài rồi về Việt Nam mở văn phòng tạo công ăn việc làm. Nếu làm ra đồ xịn, đem về Việt Nam là để giúp ích đất nước, chứ muốn làm giàu thì bán cho thế giới lấy đô la mới đáng mặt chí tài hoài linh.
Tôi ngồi tít ngoài sau, giơ tay mãi mà chủ tịch không thấy. May sao anh Lê Viết Quốc dùng kỹ xão nhận diện khuôn mặt nhận ra tôi, nên ảnh đến hỏi tôi nếu muốn có ý kiến thì có thể ngồi vào chỗ của ảnh, khá gần với chủ tịch Chung. Tôi đồng ý và được gọi phát biểu.
Tôi tự giới thiệu và nói sẽ góp ý về các dự án liên quan đến chính phủ điện tử và thành phố thông minh. Tôi hỏi ông Chung tại sao Hà Nội lại có đến 1833 dịch vụ công. Tôi nói từ lúc tôi sang Mỹ đến nay, số lần tôi phải tương tác với chính quyền Mỹ đếm trên đầu ngón tay. Thật sự ở đâu đi chăng nữa, cực chẳng đã người ta mới phải ra chính quyền. Không ai buổi sáng ngủ dậy nói ôi thích quá, hôm nay được đến thăm và làm việc với chính quyền, trừ những người đi trong đoàn này. Thành ra việc cần phải làm là giảm thiểu các thủ tục hành chính. Ông Chung nói ông trong thành ủy ông là người phụ trách việc này, nên tôi nghĩ ổng hiểu rõ việc này.
Việc thứ hai là thành phố nên tích cực chia sẻ dữ liệu, như đã nói ở trên. Một ý mà tôi quên nói là thành phố nên tạo một repository trên GitHub hay đâu đó, gửi tất cả mã nguồn, tài liệu, chương trình phần mềm của thành phố lên đó, để các kỹ sư có thể tham gia đóng góp, cải thiện và sửa lỗi.
Việc thứ ba là chính quyền nên làm ít lại, giao cho tư nhân làm. Ông Chung nói không có người, thì làm sao chính quyền làm tốt bằng tư nhân. Vả lại tư nhân bỏ ra một đồng họ phải luôn đắn đo suy nghĩ, nên hiệu quả đầu tư luôn cao hơn chính quyền. Chính quyền chỉ nên đóng vai trò chủ đầu tư, đặt ra đề bài, tạo ra các cuộc đấu thầu công bằng, tạo điều kiện cho các công ty nhỏ, các startup được tham gia. Nếu không hợp đồng lại rơi vào các tập đoàn với nhiều mối quan hệ mờ ám hoặc các công ty sân sau của lãnh đạo. Ông Chung nói ổng là dân kinh doanh, có mở công ty từ năm 1995, nên từ lúc tiếp quản thủ đô ổng đã luôn thực hiện chính sách cái gì tư nhân làm được để cho tư nhân làm. Ông Chung đưa ra vài ví dụ cụ thể về việc này nhưng tôi quên không ghi lại.
Việc thứ tư là minh bạch. Tôi nói chính phủ điện tử mục tiêu lớn nhất là tăng minh bạch. Không có minh bạch thì sẽ dẫn đến quan liêu, tham nhũng, vì không có kiểm soát chéo. Các vụ đấu thầu phải minh bạch rõ ràng. Những vấn đề của thành phố, chính sách đầu tư trong vòng 5-10 năm tới phải được công khai với tất cả số liệu và kế hoạch triển khai, để các doanh nghiệp tư nhân hoặc các chuyên gia biết chính quyền cần gì để chuẩn bị. Tôi để ý ông Chung ngừng không ghi chép nữa, mà chỉ nhìn tôi nói. Có lẽ ông biết rồi, ý này không có gì mới với ổng.
Cuối cùng tôi nói về nhân lực thì Việt Nam không thể cạnh tranh bằng lương. Các công ty còn không thể cạnh tranh, nói gì đến chính quyền. Một sinh viên mới ra trường ở Silicon Valley đã được trả vài tỉ đồng một năm rồi. Ở mức chuyên gia như anh Quốc anh Hưng thì phải dùng machine learning để đếm tiền. Nhưng không phải ai về Việt Nam cũng chỉ để kiếm tiền. Chúng ta nói về lòng yêu nước, nhưng tôi nghĩ đó là một khái niệm mơ hồ, không rõ ràng. Tôi nghĩ nên nói đến impact, tức là tạo ảnh hưởng, tác động tích cực đến nhiều người. Tôi về Việt Nam vì tôi muốn có impact, mặc dù tiền nhà tôi trí tuệ nhân tạo cũng đã phải bó tay, phải dùng blockchain mới đếm được.
Tôi nói có rất nhiều ý kiến, đề xuất công nghệ ở đây. Ví dụ như blockchain. Đây là một công nghệ mới, tiềm năng nhưng ứng dụng thực tế như thế nào vẫn đang là một cuộc tranh luận lớn trên thế giới. Tôi nghĩ chính quyền cần phải có một nhóm chuyên gia tư vấn độc lập, phi vụ lợi để giúp chính quyền về công nghệ. Lịch sử cũng đã có các nhóm chuyên gia tư vấn cho thủ tướng về chính sách và kinh tế. Tôi tin là nhiều người ở đây sẽ muốn tham gia đóng góp, mà không cần nhận được bất kỳ quyền lợi gì.
Tôi xin hết và cả khán phòng đứng dậy vỗ tay. Vế sau của câu vừa rồi có diễn ra hay không khoa học chưa chứng minh được. Tôi không hài lòng lắm với bài nói chuyện của tôi. Tôi run các bác ạ, tim đập thình thịch thình thịch, nên tôi nói không được trôi chảy như đã viết. Nhưng dẫu sao thì cũng đã nói, nhẹ hết cả người. Cảm ơn anh Quốc.
Còn rất nhiều ý kiến. Đến tận 11h vẫn còn nhiều cánh tay giơ lên. Vì những vấn đề mà ông Chung đưa ra rất cụ thể rõ ràng nên ai cũng muốn đóng góp ý kiến để giải quyết.
Buổi họp kết thúc mà không có chụp hình với lãnh đạo =), chết không nếu vậy lấy đâu ra hình mà mua với bán. Nhưng lúc ra khỏi cổng ủy ban, tôi lại thấy bọn bán hình các bác ạ!!
Đêm qua họ đã phải in thêm...
(còn nữa)
Tags:
nhat-ky-co-mo-4.0