Một người Mỹ nhiều năm gắn bó với VN từng viết trên thế này trên tờ Tuổi Trẻ (nguồn):
"Bài học lớn nhất của chúng tôi là từ ông Hoàng Tụy. Ông từng viết bài trên Tia Sáng, nói vấn đề ở VN là luôn chỉ tự so sánh với chính mình, từ khoa học, y dược đến mọi ngành khác. VN chỉ tự kết nối với bản thân. Quan điểm của ông Hoàng Tụy là muốn trở thành xuất sắc thì anh phải kết nối với thế giới."
Bất kỳ lĩnh vực nào, trở thành một trong những người giỏi nhất Việt Nam không dễ, nhưng muốn trở thành một trong những người giỏi nhất thế giới khó gắp trăm lần. Chúng ta có rất nhiều ngôi sao cấp xóm, nhưng có quá ít những người thuộc nhóm số một thế giới.
Giải vô địch thế giới năm ngoái, Ánh Viên, 19 tuổi, đứng thứ 10 trong đợt bơi vòng loại 400m hỗn hợp. Trước đó cô thua cách biệt ở nội dung 200m nữ. Trong khi đó, Joseph Schooling, 20 tuổi, đoạt huy chương đồng đầu tiên trong lịch sử cho Singapore. Khủng khiếp hơn, Katie Ledecky, 18 tuổi, người Mỹ, đoạt 5 huy chương vàng, phá ba kỷ lục thế giới.
Tôi ngưỡng mộ Ánh Viên, không phải vì cô ấy đoạt huy chương vàng SEA GAMES, mà vì cô ấy dám đặt mục tiêu đoạt huy chương ở Olympics và giải thế giới. Chỉ khi nào dám bơi ra biển lớn, dám từ bỏ cái tư duy "chỉ so sánh với VN", lúc đó chúng ta mới biết vị trí của mình ở đâu trên thế giới. Có chạy đua cùng thế giới, mới có cơ hội trở nên xuất sắc, không thể nào khác được.
Tôi làm việc trong ngành công nghệ. Tôi thích đọc những bài báo ca ngợi các tài năng công nghệ VN đang làm việc ở các công ty đình đám trên thế giới. Báo chí đã có quá nhiều tin xấu cướp giết hiếp, lâu lâu mới có được một tin người tốt việc tốt, quý lắm. Dẫu vậy tôi nghĩ các nhà báo của chúng ta cũng cần phải kết nối với thế giới.
Các nhà báo thường giới thiệu nhân vật là "người Việt đầu tiên", "người Việt duy nhất", v.v. Hay khi phỏng vấn người có thành tích, các nhà báo thường hay hỏi: anh/chị có thấy tự hào khi là người Việt [đầu tiên] làm được X? Nếu tôi không lầm thì câu hỏi này hàm ý "là người Việt" sẽ khiến cho việc "làm được X" đáng để tự hào thêm, bất kể đã có hàng vạn, hàng trăm ngàn người khác trên thế giới làm được X. Ở đây, chúng ta thấy thái độ "chỉ so sánh với người VN" mà giáo sư Hoàng Tụy đã nhận xét.
Lấy ví dụ như chuyện làm việc cho Google. Trở thành nhân viên của Google không dễ và là một thành tích đáng để mỗi người tự hào về bản thân. So với mặt bằng chung ở VN, "nhân viên Google" có thể nghe rất oách (nếu không, báo chí đã không đăng tin). Nhưng, nếu so với thế giới, "nhân viên Google" không có gì đặc biệt. Tờ New York Times không đăng tin riêng, không phỏng vấn riêng mỗi khi có người Mỹ nào đó được Google nhận vào làm việc.
Thật tế, mỗi khi có người Việt trở thành "người Việt đầu tiên" làm được một chuyện gì đó, thường đã có hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng triệu người Mỹ, người Tàu, người Ấn hay người Âu làm được việc đó trước hoặc hơn như thế rồi. Chỉ khi nào từ bỏ thói quen chỉ so sánh với VN, chúng ta mới thật sự hiểu được mình đang ở đâu. Chỉ khi nào thoát ra khỏi hệ quy chiếu người Việt, lúc đó chúng ta mới có thể bứt phá, đi cùng với thế giới bên ngoài.
Khi tôi chuẩn bị rời VN sang Mỹ, một người bạn của tôi đã nói sao tôi dại thế, có cây kiếm sắt, nên đánh nhau với bọn cầm kiếm gỗ mới dễ ăn, chứ sao lại đi đánh với bọn cầm súng. Ý ảnh là tôi nên ở VN, sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với sang Mỹ. Tôi cũng suy nghĩ về lời khuyên này, nhưng lúc đó tôi ham đi Mỹ quá, nên đã gạt nó sang một bên. Bây giờ nhìn lại, tôi thấy mình may mắn. Từ lúc ra nước ngoài, nhìn thấy thế giới, tôi mới hiểu xuất sắc là như thế nào và tôi biết muốn trở nên xuất sắc mình phải đo mình bằng thước đo của thế giới.
Người ta nói VN muốn phát triển phải thoát Trung, còn tôi tự nhủ bản thân muốn phát triển phải thoát Việt.
Các nhà báo thường giới thiệu nhân vật là "người Việt đầu tiên", "người Việt duy nhất", v.v. Hay khi phỏng vấn người có thành tích, các nhà báo thường hay hỏi: anh/chị có thấy tự hào khi là người Việt [đầu tiên] làm được X? Nếu tôi không lầm thì câu hỏi này hàm ý "là người Việt" sẽ khiến cho việc "làm được X" đáng để tự hào thêm, bất kể đã có hàng vạn, hàng trăm ngàn người khác trên thế giới làm được X. Ở đây, chúng ta thấy thái độ "chỉ so sánh với người VN" mà giáo sư Hoàng Tụy đã nhận xét.
Lấy ví dụ như chuyện làm việc cho Google. Trở thành nhân viên của Google không dễ và là một thành tích đáng để mỗi người tự hào về bản thân. So với mặt bằng chung ở VN, "nhân viên Google" có thể nghe rất oách (nếu không, báo chí đã không đăng tin). Nhưng, nếu so với thế giới, "nhân viên Google" không có gì đặc biệt. Tờ New York Times không đăng tin riêng, không phỏng vấn riêng mỗi khi có người Mỹ nào đó được Google nhận vào làm việc.
Thật tế, mỗi khi có người Việt trở thành "người Việt đầu tiên" làm được một chuyện gì đó, thường đã có hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng triệu người Mỹ, người Tàu, người Ấn hay người Âu làm được việc đó trước hoặc hơn như thế rồi. Chỉ khi nào từ bỏ thói quen chỉ so sánh với VN, chúng ta mới thật sự hiểu được mình đang ở đâu. Chỉ khi nào thoát ra khỏi hệ quy chiếu người Việt, lúc đó chúng ta mới có thể bứt phá, đi cùng với thế giới bên ngoài.
Khi tôi chuẩn bị rời VN sang Mỹ, một người bạn của tôi đã nói sao tôi dại thế, có cây kiếm sắt, nên đánh nhau với bọn cầm kiếm gỗ mới dễ ăn, chứ sao lại đi đánh với bọn cầm súng. Ý ảnh là tôi nên ở VN, sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với sang Mỹ. Tôi cũng suy nghĩ về lời khuyên này, nhưng lúc đó tôi ham đi Mỹ quá, nên đã gạt nó sang một bên. Bây giờ nhìn lại, tôi thấy mình may mắn. Từ lúc ra nước ngoài, nhìn thấy thế giới, tôi mới hiểu xuất sắc là như thế nào và tôi biết muốn trở nên xuất sắc mình phải đo mình bằng thước đo của thế giới.
Người ta nói VN muốn phát triển phải thoát Trung, còn tôi tự nhủ bản thân muốn phát triển phải thoát Việt.