Độc lập tài chính là gì?
Tôi năm nay 32 tuổi, đi làm được 14 năm, muốn "nghỉ hưu" năm 40 tuổi. Nghỉ hưu trong ngoặc kép vì tôi sẽ không dừng làm việc -- tôi chỉ hi vọng đến lúc đó tôi sẽ có đủ tài sản để không phải lo chuyện kiếm tiền nữa. Tôi không chắc tôi sẽ làm được, nhưng tôi vui vì tôi có kế hoạch và cơ hội đạt được một trong những mục tiêu quan trọng nhất của đời người.
Tôi năm nay 32 tuổi, đi làm được 14 năm, muốn "nghỉ hưu" năm 40 tuổi. Nghỉ hưu trong ngoặc kép vì tôi sẽ không dừng làm việc -- tôi chỉ hi vọng đến lúc đó tôi sẽ có đủ tài sản để không phải lo chuyện kiếm tiền nữa. Tôi không chắc tôi sẽ làm được, nhưng tôi vui vì tôi có kế hoạch và cơ hội đạt được một trong những mục tiêu quan trọng nhất của đời người.
Độc lập tài chính quan trọng vì nó là chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa. Có người nói rằng nếu bạn yêu công việc của mình, bạn không phải đi làm một ngày nào cả. Tôi yêu công việc của tôi, nhưng nếu có thể chọn giữa đi làm và ở nhà muốn làm gì thì làm, tôi sẽ chọn ở nhà. Có độc lập tài chính, tôi sẽ đi làm vì tôi muốn đi, chứ không phải vì tôi phải đi. Tôi có thể làm bán thời gian thôi, đi làm tư vấn chẳng hạn, khi nào thích thì làm, không nghỉ ở nhà chơi. Tôi có thể làm startup, đi làm tình nguyện không công, hay tìm hiểu, thử nghiệm những cái mới. Quan trọng hơn hết là có nhiều thời gian hơn với người thân.
Một người có độc lập tài chính khi thu nhập thụ động cao hơn chi phí sinh hoạt. Đọc lướt qua tưởng dễ, nhưng cái khó ở đây là hai từ thụ động, nghĩa là không cần làm gì mà vẫn có đủ tiền để sống theo cách mình muốn. Có nhiều cách để có được độc lập tài chính, nhưng cách đơn giản nhất là để dành và đầu tư. Ý này rất quan trọng, nên tôi muốn nhắc lại một lần nữa: để dành và đầu tư là cách tốt nhất để có độc lập tài chính. Tôi ước chi khi tôi mới bắt đầu đi làm có ai đó chỉ cho tôi biết điều này.
Tại sao phải để dành?
Tại sao phải để dành?
Đừng lầm tưởng muốn giàu, muốn độc lập tài chính, phải làm ra thật nhiều tiền. Tôi biết rất nhiều người thu nhập cao, nhưng vẫn mang một đống nợ và mỗi tháng làm ra được đồng nào xào ngay đồng đó. Những người như vậy sẽ phải làm việc cả đời. Độc lập tài chính không phụ thuộc vào tiền lương, mà phụ thuộc vào tỉ lệ để dành. Người làm ra 100 triệu/tháng đồng, nhưng chỉ để dành 1 triệu sẽ lâu có độc lập tài chính hơn người làm ra 10 triệu, nhưng để dành 5 triệu.
Đừng nghĩ rằng mình còn trẻ, cứ ăn xài thoải mái, không cần phải để dành. Khi còn trẻ, ta thường không có tiền, bù lại ta có sức khỏe, trí tuệ và động lực. Ta làm việc là để chuyển vốn tự có thành tài sản, để khi về già, sức yếu, đầu óc lú lẫn và không còn muốn làm nữa, ta vẫn có đủ tiền để duy trì cuộc sống như mong muốn. Đi làm mà không để dành được gì, tức là đã tiêu phí sức lao động vô ích.
Để dành không có nghĩa là không dám tiêu xài. Ngược lại là đằng khác. Nếu ta biết năm nay cần phải để dành bao nhiêu, khi đạt được mục tiêu rồi, ta có thể thoải mái xài phần tiền dư ra. Người biết để dành thường xài tiền thông minh hơn. Họ không dùng tiền mua sắm những thứ đồ không cần thiết. Thay vì mua iPhone, họ sẽ mua một chiếc điện thoại rẻ tiền, và dùng phần tiền dư ra để đi du lịch.
Nhưng bây giờ còn trẻ, có sức khỏe, phải xài tiền, chơi cho đã, chứ để dành làm gì, về già có xài được đâu? Cuộc đời dài hơn ta tưởng nhiều lắm. Y học ngày càng phát triển, tuổi thọ sẽ càng lúc càng cao. Giả sử ta đi làm 30 năm, đến lúc nghỉ hưu cũng chỉ tầm 60 tuổi, vẫn còn khỏe mạnh để hưởng thụ cuộc sống vài chục năm nữa.
Để dành như thế nào?
Bắt đầu để dành bằng cách thống kê chi tiêu. Phải biết mình xài tiền cho việc gì. Có thể sử dụng những công cụ như Quicken, Mint hay Money Lover để ghi lại giao dịch. Ở VN xài tiền mặt là chính, phải nhập thủ công nhiều hơn. Tập thói quen mỗi khi chi tiền lấy điện thoại ra chụp lại hóa đơn hoặc ghi chú lại liền.
Khi đã biết mình xài tiền làm gì, tìm cách thoát ra khỏi tình trạng lương tháng nào xào hết tháng đó. Bắt đầu bằng cách cắt giảm chi tiêu. Ví dụ như thay vì ăn ngoài thường xuyên, tự nấu ăn. Tiền xài hôm nay phải là tiền mà ta đã kiếm được 1 tháng trước đó. Tiếp theo, triệt tiêu thói quen xấu mua sắm đồ linh tinh vô ích. Mỗi khi muốn mua gì, ngủ một giấc. Nếu thức dậy mà vẫn còn muốn mua thì mua cũng chưa muộn.
Tiếp theo, tính xem mỗi tháng chi tiêu bao nhiêu, nhân lên 6, lấy con số đó làm mục tiêu tiết kiệm trong vòng một năm tới. Mở một tài khoản tiết kiệm riêng để giữ số tiền này. Nó sẽ giúp bạn không phải mang nợ, ngay cả khi mất việc, không xin được việc mới trong một thời gian dài. Có mục tiêu để dành rồi, mỗi tháng lãnh lương cứ theo đó mà làm. Nếu cài đặt chuyển khoản tự động được thì tốt, không thì tạo một cái hẹn trên lịch làm việc, mỗi khi lãnh lương vào chuyển tiền ngay, không để tiền dư thừa.
Liệt kê những khoản chi lớn cần phải làm (làm đám cưới, đi du lịch, mua/sửa xe, v.v.) và mở một tài khoản tiết kiệm cho mỗi khoản, tính xem mỗi tháng cần phải gửi vào bao nhiêu tiền và cứ theo đó mà để dành. Cách làm này giúp cho dòng tiền của ta ổn định và dễ dự đoán.
Mỗi khi được tăng lương hay có thêm thu nhập, giữ mức sống như cũ, để dành phần tiền dư ra. Đừng đổi xe mới, đừng đổi điện thoại mới. Thưởng cho mình bằng một chuyến du lịch, một cuốn sách, hay đi học thêm một kỹ năng nào đó mà ta chưa biết (đàn, yoga, nhảy, bơi, lặn, nhảy dù, v.v.). Đừng dùng tiền mua đồ đạc, hãy dùng tiền để có thêm trải nghiệm mới.
Nếu làm được như ở vầy, chẳng mấy chốc ta sẽ để dành được kha khá. Nhưng để dành không chưa đủ. Người ta ước tính, muốn nghỉ hưu, tài sản của ta phải gấp 25 lần thu nhập trung bình mỗi năm. Không có cách chi mà để dành được như vậy. Phải đầu tư.
Tôi sẽ viết tiếp về chuyện đầu tư, trước mắt xem bài http://vnhacker.blogspot.com/2015/06/lam-giau-thu-ong.html.
Để dành không có nghĩa là không dám tiêu xài. Ngược lại là đằng khác. Nếu ta biết năm nay cần phải để dành bao nhiêu, khi đạt được mục tiêu rồi, ta có thể thoải mái xài phần tiền dư ra. Người biết để dành thường xài tiền thông minh hơn. Họ không dùng tiền mua sắm những thứ đồ không cần thiết. Thay vì mua iPhone, họ sẽ mua một chiếc điện thoại rẻ tiền, và dùng phần tiền dư ra để đi du lịch.
Nhưng bây giờ còn trẻ, có sức khỏe, phải xài tiền, chơi cho đã, chứ để dành làm gì, về già có xài được đâu? Cuộc đời dài hơn ta tưởng nhiều lắm. Y học ngày càng phát triển, tuổi thọ sẽ càng lúc càng cao. Giả sử ta đi làm 30 năm, đến lúc nghỉ hưu cũng chỉ tầm 60 tuổi, vẫn còn khỏe mạnh để hưởng thụ cuộc sống vài chục năm nữa.
Để dành như thế nào?
Bắt đầu để dành bằng cách thống kê chi tiêu. Phải biết mình xài tiền cho việc gì. Có thể sử dụng những công cụ như Quicken, Mint hay Money Lover để ghi lại giao dịch. Ở VN xài tiền mặt là chính, phải nhập thủ công nhiều hơn. Tập thói quen mỗi khi chi tiền lấy điện thoại ra chụp lại hóa đơn hoặc ghi chú lại liền.
Khi đã biết mình xài tiền làm gì, tìm cách thoát ra khỏi tình trạng lương tháng nào xào hết tháng đó. Bắt đầu bằng cách cắt giảm chi tiêu. Ví dụ như thay vì ăn ngoài thường xuyên, tự nấu ăn. Tiền xài hôm nay phải là tiền mà ta đã kiếm được 1 tháng trước đó. Tiếp theo, triệt tiêu thói quen xấu mua sắm đồ linh tinh vô ích. Mỗi khi muốn mua gì, ngủ một giấc. Nếu thức dậy mà vẫn còn muốn mua thì mua cũng chưa muộn.
Tiếp theo, tính xem mỗi tháng chi tiêu bao nhiêu, nhân lên 6, lấy con số đó làm mục tiêu tiết kiệm trong vòng một năm tới. Mở một tài khoản tiết kiệm riêng để giữ số tiền này. Nó sẽ giúp bạn không phải mang nợ, ngay cả khi mất việc, không xin được việc mới trong một thời gian dài. Có mục tiêu để dành rồi, mỗi tháng lãnh lương cứ theo đó mà làm. Nếu cài đặt chuyển khoản tự động được thì tốt, không thì tạo một cái hẹn trên lịch làm việc, mỗi khi lãnh lương vào chuyển tiền ngay, không để tiền dư thừa.
Liệt kê những khoản chi lớn cần phải làm (làm đám cưới, đi du lịch, mua/sửa xe, v.v.) và mở một tài khoản tiết kiệm cho mỗi khoản, tính xem mỗi tháng cần phải gửi vào bao nhiêu tiền và cứ theo đó mà để dành. Cách làm này giúp cho dòng tiền của ta ổn định và dễ dự đoán.
Mỗi khi được tăng lương hay có thêm thu nhập, giữ mức sống như cũ, để dành phần tiền dư ra. Đừng đổi xe mới, đừng đổi điện thoại mới. Thưởng cho mình bằng một chuyến du lịch, một cuốn sách, hay đi học thêm một kỹ năng nào đó mà ta chưa biết (đàn, yoga, nhảy, bơi, lặn, nhảy dù, v.v.). Đừng dùng tiền mua đồ đạc, hãy dùng tiền để có thêm trải nghiệm mới.
Nếu làm được như ở vầy, chẳng mấy chốc ta sẽ để dành được kha khá. Nhưng để dành không chưa đủ. Người ta ước tính, muốn nghỉ hưu, tài sản của ta phải gấp 25 lần thu nhập trung bình mỗi năm. Không có cách chi mà để dành được như vậy. Phải đầu tư.
Tôi sẽ viết tiếp về chuyện đầu tư, trước mắt xem bài http://vnhacker.blogspot.com/2015/06/lam-giau-thu-ong.html.