Thằng bạn kêu lên FB chơi đi, nhiều cái hay lắm, nên tôi cũng mò lên xem. Đúng là nhiều cái hay thật, nhưng mà xem riết cũng ngán. Sao mà người ta chửi nhau dữ quá.
Mấy hôm nay người ta chửi nhau về Hồ Chí Minh. Nhân nói về cụ Hồ tôi mới nhớ có lần đi xe ôm, anh tài xế nói một câu hay lắm: "Ở đây bây giờ làm gì cũng phải "bác cùng chúng cháu hành quân" mới xong anh ơi". Ngồi nghĩ một hồi mới hiểu :). Cuộc đời Hồ Chí Minh giống như một bộ phim Liên Xô. Người ta nói, phim Mỹ khúc đầu dở, khúc sau hay, phim Liên Xô khúc đầu hay, khúc sau dở (còn phim Việt Nam thì khúc đầu giống phim Mỹ, khúc sau giống phim Liên Xô).
Hồ Chí Minh, cho đến trước kháng chiến chống Pháp, hay ơi là hay. Tôi ngưỡng mộ cụ Hồ trong giai đoạn này. Một người yêu nước, hoạt động bền bĩ, vào tù ra khám, vào sinh ra tử, bao nhiêu năm trời chỉ với một ước mơ cao quý là đem đến độc lập tự do cho người Việt Nam. Để rồi sau ba chục năm tha hương, Hồ Chí Minh quay lại cố hương và đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp cách mạng của ông vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tác giả "Vietnam: A History" từng viết rằng cuộc đời trong giai đoạn này của Hồ Chí Minh giống như một bộ phim hành động hấp dẫn. Tôi nghĩ cú trở về của cụ Hồ quá hoàn hảo, ngay cả những nhà biên kịch xuất sắc nhất của Hollywood cũng khó thể nghĩ ra được.
Giai đoạn này của cụ Hồ có hai chi tiết gây tranh cãi. Thứ nhất là cụ có bán đứng Phan Bội Châu cho Phòng nhì Pháp vào năm 1925, thứ nhì liệu Nguyễn Ái Quốc mà chúng ta đã biết có thể đã chết ở Hồng Kong vào năm 1932 hay không? Tin vào những giả thuyết này cũng giống như tin người Mỹ không có lên Mặt Trăng. Chúng ta hay chửi Cộng Sản hay nói láo (chửi rất đúng), nhưng mà những người dựng lên những câu chuyện này cũng không thua gì mấy ông Cộng Sản. Họ cũng nói láo không chớp mắt, không biết xấu hổ.
Tôi đã đọc ít nhất ba cuốn sách viết về Hồ Chi Minh, tất cả đều có nhắc đến sự kiện Phan Bội Châu và các cuốn sách đều kết luận: với các bằng chứng và hồ sơ đã có, khả năng rất cao không phải do Hồ Chí Minh bán đứng Phan Bội Châu.
Tóm lại, trước kháng chiến chống Pháp, cụ Hồ hoàn hảo. Những gì diễn ra sau đó, tiếc thay, lại không được hay lắm, nếu không muốn lập lại là rất giống phim Liên Xô.
Mùa đông 1946, cụ Hồ dẫn dân tộc vào cuộc chiến chín năm đẫm máu với người Pháp. Sự thật là cụ không muốn đánh nhau, bao nhiêu nỗ lực của cụ để được Mỹ và đồng minh ghi nhận, để hòa hoãn với người Pháp, đều đổ sông đổ biển theo những diễn biến của thời cuộc ngoài tầm kiểm soát của cụ. Người Pháp muốn chiếm đóng Việt Nam, người Mỹ muốn làm hài lòng người Pháp, chẳng ai xem cụ ra gì. Bị dồn vào đường cùng, Hồ Chí Minh buộc phải đánh trả. Khi quyết định đánh nhau với người Pháp, cụ Hồ cũng thừa hiểu rằng đó sẽ là một cuộc chiến dài hơi, nhưng có lẽ cụ đã không hình dung được nó vẫn còn tiếp diễn sáu năm sau ngày cụ qua đời.
Mùa thu 1949, Cộng Sản chiến thắng ở Trung Quốc, cụ Hồ dẫn dân tộc vào con đường Cộng Sản. Cụ không có nhiều lựa chọn, không đi theo Cộng Sản Trung Quốc thì lấy gì đánh nhau với Pháp? Nhưng chính quyết định này đã dẫn đến hàng loạt hệ quả kinh hoàng mà cho đến bây giờ chúng ta vẫn đang phải chứng kiến hàng ngày. Cụ Hồ nghĩ rằng cụ đánh nhau với Pháp để giải phóng dân tộc, nhưng người Mỹ nghĩ rằng đó là chiến tranh ý thức hệ, giữa Tư Bản và Cộng Sản, giữa Tự Do và Toàn Trị, giữa Dân Chủ và Độc Tài. Người Trung Quốc có tính toán riêng của họ, họ không muốn một Việt Nam mạnh, họ muốn nó nghèo nàn, lộn xộn, bị chia cắt và họ muốn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng.
Quyết định dựa vào Trung Quốc để đánh Pháp là quyết định sai lầm lớn nhất của cụ Hồ. Quyết định này tạo điều kiện cho Trung Quốc chia cắt Việt Nam ở hiệp định Geneva và cũng khiến Mỹ kết luận cụ Hồ và Việt Minh là Cộng Sản trăm phần trăm (dô!) và quyết định đánh đến cùng (khi nào mệt quá thì về). Năm 1954 cụ Hồ có đánh tiếng là nếu để cho Việt Nam thống nhất, cụ sẽ không can dự vào chuyện Cộng Sản và Tư Bản, nhưng lúc đó đã quá muộn. Cụ đã biến tổ quốc trở thành bãi thử vũ khí của chiến tranh lạnh, nơi người Việt giết người Việt để làm hài lòng người Mỹ, người Trung Quốc và người Liên Xô.
Khi cụ nắm lại chính quyền vào năm 1954, cụ đã không hành xử như một người yêu tự do. Cải cách ruộng đất, bao nhiêu người chết, bây giờ người ta đổ lỗi là Trung Quốc nó ép, nhưng lãnh tụ ở đâu làm gì để bọn nó ép? Nhìn hẹp thì thấy Nhân Văn Giai Phẩm, nhìn rộng ra là thấy toàn bộ xã hội miền Bắc dưới tay cụ Hồ chẳng có một tẹo tự do. Có lẽ khi cụ nói không có gì quý hơn độc lập tự do, cụ chỉ nghĩ cho mình cụ thôi. Mà đừng nói chi chuyện phù phiếm đó, những chuyện cơm áo gạo tiền, kinh tế an sinh xã hội cụ cũng không có để lại bất kỳ ấn tượng nào. Cụ có tài kinh bang tế thế, có thể, nhưng cụ không có biểu diễn cho ai xem hết.
--
Mấy hôm nay người ta chửi nhau về Hồ Chí Minh. Nhân nói về cụ Hồ tôi mới nhớ có lần đi xe ôm, anh tài xế nói một câu hay lắm: "Ở đây bây giờ làm gì cũng phải "bác cùng chúng cháu hành quân" mới xong anh ơi". Ngồi nghĩ một hồi mới hiểu :). Cuộc đời Hồ Chí Minh giống như một bộ phim Liên Xô. Người ta nói, phim Mỹ khúc đầu dở, khúc sau hay, phim Liên Xô khúc đầu hay, khúc sau dở (còn phim Việt Nam thì khúc đầu giống phim Mỹ, khúc sau giống phim Liên Xô).
Hồ Chí Minh, cho đến trước kháng chiến chống Pháp, hay ơi là hay. Tôi ngưỡng mộ cụ Hồ trong giai đoạn này. Một người yêu nước, hoạt động bền bĩ, vào tù ra khám, vào sinh ra tử, bao nhiêu năm trời chỉ với một ước mơ cao quý là đem đến độc lập tự do cho người Việt Nam. Để rồi sau ba chục năm tha hương, Hồ Chí Minh quay lại cố hương và đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp cách mạng của ông vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tác giả "Vietnam: A History" từng viết rằng cuộc đời trong giai đoạn này của Hồ Chí Minh giống như một bộ phim hành động hấp dẫn. Tôi nghĩ cú trở về của cụ Hồ quá hoàn hảo, ngay cả những nhà biên kịch xuất sắc nhất của Hollywood cũng khó thể nghĩ ra được.
Giai đoạn này của cụ Hồ có hai chi tiết gây tranh cãi. Thứ nhất là cụ có bán đứng Phan Bội Châu cho Phòng nhì Pháp vào năm 1925, thứ nhì liệu Nguyễn Ái Quốc mà chúng ta đã biết có thể đã chết ở Hồng Kong vào năm 1932 hay không? Tin vào những giả thuyết này cũng giống như tin người Mỹ không có lên Mặt Trăng. Chúng ta hay chửi Cộng Sản hay nói láo (chửi rất đúng), nhưng mà những người dựng lên những câu chuyện này cũng không thua gì mấy ông Cộng Sản. Họ cũng nói láo không chớp mắt, không biết xấu hổ.
Tôi đã đọc ít nhất ba cuốn sách viết về Hồ Chi Minh, tất cả đều có nhắc đến sự kiện Phan Bội Châu và các cuốn sách đều kết luận: với các bằng chứng và hồ sơ đã có, khả năng rất cao không phải do Hồ Chí Minh bán đứng Phan Bội Châu.
- Cuốn thứ nhất là Ho Chi Minh: A Life, của William Duiker.
- Cuốn thứ hai là Ho Chi Minh: The Missing Years, 1919-1941 của Sophie Quinn-Judge.
- Cuốn thứ ba là Vietnam: A History, của Stanley Karnow. Cuốn này không có trên Google Books, nhưng các bạn có thể tìm đọc.
Những sử gia danh tiếng này đều dựa vào nguồn hồ sơ đáng tin cậy nhất là các báo cáo mật của Phòng nhì Pháp.
Nhưng chỉ cần suy nghĩ một chút, bạn sẽ thấy giả thuyết này rất vô lý. Nếu bạn tìm lại các hồ sơ sẽ thấy trước 1965, nghĩa là trong suốt 40 năm kể từ ngày Phan Bội Châu bị bắt, không ai nhắc đến giả thuyết này cả. Liệu có gì đáng nghi ngờ không, khi mà xung quanh Hồ Chí Minh bao nhiêu kẻ thù, thiếu gì người muốn hạ uy tín của cụ, tại sao lại phải chờ đến 40 năm, khi mà ông Hồ đã mất hết quyền lực và bệnh tật đầy mình mới khui ra? Vì lúc đó Hoàng Văn Chí mới viết cuốn From Colonialism to Communism trong đó cáo buộc Hồ Chí Minh phản bội Phan Bội Châu. Nguồn tài liệu của ông Chí như thế nào? Tôi không có bảng tiếng Anh, chỉ có bảng tiếng Việt (đoạn cuối trang 24) và nó như sau:
"Giới cách mạng Việt Nam ở Trung Quốc đều biết rõ việc này, và một người đồ đệ của ông Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi"
Trời, ổng nghe kể lại?! Tôi có đọc lầm không? Ông cáo buộc người ta một chuyện tày trời, rồi ông chỉ nói là ông nghe kể lại, vậy mà cũng có người tin?
Chuyện thứ hai là cụ Hồ không phải người Việt, mà là một ông gì đó tên là Hồ Tập Chương, gián điệp của Tàu. Cụ Hồ người Việt Nam đã chết vì bệnh lao phổi ở Hồng Kong vào năm 1932 rồi. Bọn chuyên thuyết âm mưu đẳng cấp quốc tế nghe cái này chắc cũng phải lạy người nghĩ ra cái thuyết này làm sư phụ. Họ gài cái thuyết này cũng hay lắm, vừa hạ uy tín ông Hồ, vừa chửi luôn mấy ông làm việc xung quanh cụ Hồ: mấy ông có mắt mà cũng như mù, mấy chục năm trời ở cạnh một ông người Tàu mà cứ tưởng ổng người Việt. Nghe tin này ông Phạm Xuân Ẩn sẽ rất buồn, vì bị mất danh hiệu điệp viên thế kỷ vô tay Hồ Tập Chương. Nhưng sếp của ông Chương mới là thiên tài. Lúc cụ Hồ ở Hồng Kong, mặc dù các hãng phim trong nước cứ làm phim về giai đoạn này hoài, là lúc sự nghiệp của cụ xuống dốc nhất. Mất uy tín (trong Đảng Cộng Sản), mất vợ/người yêu (Nguyễn Thị Minh Khai), mất sức khỏe (bị lao phổi), mất luôn tự do (bị chính quyền Hồng Kong giam giữ), nói chung là cụ mất tất cả. Thế mà bọn chúng vẫn nhìn ra được là mười mấy năm sau cụ sẽ trở thành trùm Cộng Sản Việt Nam. Không phải thiên tài không thể đoán trước được như vậy.
Nhưng... nhưng tại sao cụ Hồ lại có lúc không nhận mình là Nguyễn Ái Quốc? Vì ổng không muốn bị gắn với cái quá khứ Cộng Sản! Thời điểm mà cụ Hồ đưa ra những tuyên bố đó là lúc cụ đang ve vãn Mỹ, để được sự công nhận của quốc gia này, nhằm tránh đánh nhau với Pháp. Cũng có thể đó là một mũi tên bắn chết hai con nhạn, cụ muốn phủ nhận mình là Nguyễn Ái Quốc để lấy cảm tình của Stalin, người vốn chẳng ưa gì họ Nguyễn. Nghĩ thêm một chút, có ông điệp viên nào ngu đến mức kêu "Òh tao không phải là thằng đó đâu, tao chỉ giả dạng nó mấy chục năm cho vui thôi"? Phạm Xuân Ẩn giơ tay phát biểu, "Anh ơi thằng đó ngu vậy cho em nhận lại cái bằng điệp viên thế kỷ được không anh?".
Mùa đông 1946, cụ Hồ dẫn dân tộc vào cuộc chiến chín năm đẫm máu với người Pháp. Sự thật là cụ không muốn đánh nhau, bao nhiêu nỗ lực của cụ để được Mỹ và đồng minh ghi nhận, để hòa hoãn với người Pháp, đều đổ sông đổ biển theo những diễn biến của thời cuộc ngoài tầm kiểm soát của cụ. Người Pháp muốn chiếm đóng Việt Nam, người Mỹ muốn làm hài lòng người Pháp, chẳng ai xem cụ ra gì. Bị dồn vào đường cùng, Hồ Chí Minh buộc phải đánh trả. Khi quyết định đánh nhau với người Pháp, cụ Hồ cũng thừa hiểu rằng đó sẽ là một cuộc chiến dài hơi, nhưng có lẽ cụ đã không hình dung được nó vẫn còn tiếp diễn sáu năm sau ngày cụ qua đời.
Mùa thu 1949, Cộng Sản chiến thắng ở Trung Quốc, cụ Hồ dẫn dân tộc vào con đường Cộng Sản. Cụ không có nhiều lựa chọn, không đi theo Cộng Sản Trung Quốc thì lấy gì đánh nhau với Pháp? Nhưng chính quyết định này đã dẫn đến hàng loạt hệ quả kinh hoàng mà cho đến bây giờ chúng ta vẫn đang phải chứng kiến hàng ngày. Cụ Hồ nghĩ rằng cụ đánh nhau với Pháp để giải phóng dân tộc, nhưng người Mỹ nghĩ rằng đó là chiến tranh ý thức hệ, giữa Tư Bản và Cộng Sản, giữa Tự Do và Toàn Trị, giữa Dân Chủ và Độc Tài. Người Trung Quốc có tính toán riêng của họ, họ không muốn một Việt Nam mạnh, họ muốn nó nghèo nàn, lộn xộn, bị chia cắt và họ muốn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng.
Quyết định dựa vào Trung Quốc để đánh Pháp là quyết định sai lầm lớn nhất của cụ Hồ. Quyết định này tạo điều kiện cho Trung Quốc chia cắt Việt Nam ở hiệp định Geneva và cũng khiến Mỹ kết luận cụ Hồ và Việt Minh là Cộng Sản trăm phần trăm (dô!) và quyết định đánh đến cùng (khi nào mệt quá thì về). Năm 1954 cụ Hồ có đánh tiếng là nếu để cho Việt Nam thống nhất, cụ sẽ không can dự vào chuyện Cộng Sản và Tư Bản, nhưng lúc đó đã quá muộn. Cụ đã biến tổ quốc trở thành bãi thử vũ khí của chiến tranh lạnh, nơi người Việt giết người Việt để làm hài lòng người Mỹ, người Trung Quốc và người Liên Xô.
Khi cụ nắm lại chính quyền vào năm 1954, cụ đã không hành xử như một người yêu tự do. Cải cách ruộng đất, bao nhiêu người chết, bây giờ người ta đổ lỗi là Trung Quốc nó ép, nhưng lãnh tụ ở đâu làm gì để bọn nó ép? Nhìn hẹp thì thấy Nhân Văn Giai Phẩm, nhìn rộng ra là thấy toàn bộ xã hội miền Bắc dưới tay cụ Hồ chẳng có một tẹo tự do. Có lẽ khi cụ nói không có gì quý hơn độc lập tự do, cụ chỉ nghĩ cho mình cụ thôi. Mà đừng nói chi chuyện phù phiếm đó, những chuyện cơm áo gạo tiền, kinh tế an sinh xã hội cụ cũng không có để lại bất kỳ ấn tượng nào. Cụ có tài kinh bang tế thế, có thể, nhưng cụ không có biểu diễn cho ai xem hết.
--
Đồ... đồ dư luận viên phản động (oxymoron detected!), sao hồi nãy bênh vực cụ Hồ quá trời rồi bây giờ lại quay ra chửi ghê thế?
Đâu, tôi có bênh hay chửi gì đâu, tôi đọc và tôi suy nghĩ, tôi thấy cái gì hợp lý thì tôi nói. Nếu bạn nghĩ là tôi nhắm mắt bảo vệ hay chửi Hồ Chí Minh bằng mọi giá thì có lẽ bạn đang xúc phạm trí thông minh của tôi rồi. Tôi muốn nhắc rằng, hồi xưa thông tin một chiều, não ai cũng bị tẩy trắng như bông bưởi. Bây giờ thông tin nhiều chiều, coi chừng lại bị tẩy thêm một lần nữa. Tẩy riếc mất khả năng suy nghĩ, ai nói gì nghe nấy, mà cứ tưởng là mình đang được khai sáng.
Thần thánh hóa hay lưu manh hóa lãnh tụ không cần suy nghĩ thì cũng y như nhau cả thôi. Những kẻ tự xưng là đấu tranh cho tự do dân chủ nhưng lại đi cổ xúy những thuyết âm mưu tầm xàm bá láp cũng không khác gì những ông cộng sản dùng bá quyền đàn áp tư tưởng người khác. Xã hội này đã quá thừa thải những người biết vâng lời hay những người "từ ấy trong tim bừng nắng hạ", cứ hễ nghe ai nói xấu chính quyền là người đó đúng, nhưng lại rất thiếu những người biết dùng cái đầu của mình làm chức năng cơ bản nhất của nó là suy nghĩ (giống như M. hay nói, trí thức phải biết dùng cái đầu, nghe câu này các chị em rất thích nhé :-).
Tôi kết luận: thay vì hàng ngày lên Facebook nhồi nhét vô đầu những chuyện tầm xàm bá láp, chi bằng học!
Thần thánh hóa hay lưu manh hóa lãnh tụ không cần suy nghĩ thì cũng y như nhau cả thôi. Những kẻ tự xưng là đấu tranh cho tự do dân chủ nhưng lại đi cổ xúy những thuyết âm mưu tầm xàm bá láp cũng không khác gì những ông cộng sản dùng bá quyền đàn áp tư tưởng người khác. Xã hội này đã quá thừa thải những người biết vâng lời hay những người "từ ấy trong tim bừng nắng hạ", cứ hễ nghe ai nói xấu chính quyền là người đó đúng, nhưng lại rất thiếu những người biết dùng cái đầu của mình làm chức năng cơ bản nhất của nó là suy nghĩ (giống như M. hay nói, trí thức phải biết dùng cái đầu, nghe câu này các chị em rất thích nhé :-).
Tôi kết luận: thay vì hàng ngày lên Facebook nhồi nhét vô đầu những chuyện tầm xàm bá láp, chi bằng học!